Đái tháo đường nhiễm ceton

Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm , nó để lại rất nhiều biến chứng cho người bệnh , đặc điểm đặc trưng của bệnh đái tháo đường chính là tình trạng đường huyết tăng cao (>20mmol/lit) và xuất hiện các thể ceton trong máu do thiếu insulin trầm trọng.

Vậy Nhiễm Ceton là thế nào?
Đái tháo đường nhiễm ceton
Đái tháo đường nhiễm ceton

Là sự rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi: tăng glucose máu, nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm xeton máu. Trong đó, toan chuyển hóa thường là biểu hiện chính. Mức đường huyết thường trên 27,8 mmol/L (500 mg/dL) và dưới 44,4 mmol/L (800 mg/dL). Ở bệnh nhân nhiễm toan xeton do đái tháo đường có hôn mê đường huyết có thể vượt quá 50 mmol/L (900 mg/dL).

Đồng thời lượng insulin bị thiếu hụt, các hormon gây tăng đường máu tăng lên, tăng nồng độ thẩm thấu và phân giải lipid dẫn tới oxy hóa các axít béo và nhiễm toan xeton.

Nguyên nhân nào dẫn tới nhiễm toan ceton?

– Lượng insulin bị thiếu hụt do ngừng điều trị insulin hoặc điều trị không đủ insulin ở người bệnh đái tháo đường type 1.

– Người bệnh không biết mình mắc đái tháo đường

– Người bệnh có kèm theo: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

– Bệnh lý mạch máu như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp

– Tác dụng phụ của một số thuốc

– Chấn thương

– Phụ nữ có thai

Nhiễm toan ceton có biểu hiện như thế nào?

– Ăn nhiều

– Khát và uống nhiều nước

– Da nhăn nheo, mắt trũng, gầy sút cân nhanh;

Tuy nhiên, cũng có khi chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng đi lỏng dẫn đến rối loạn nước và điện giải, đau bụng, đôi khi giống đau bụng ngoại khoa nhất là ở trẻ em.

– Rối loạn tri giác: ý thức lơ mơ, u ám hoặc mất ý thức hoàn toàn.

– Khó thở và hơi thở có mùi ceton giống như mùi táo ủng và thối.

– Hạ huyết áp, tim dập nhanh và rối loạn

– Đo thân nhiệt có thể thân nhiệt hạ xuống. Tuy nhiên, có trường hợp, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ.

Khi xuất hiện những biểu hiện trên, trong vòng 24h cần nhanh chóng đưa người bệnh tới viện để các bác sĩ kiểm tra và kịp thời điều trị.

Cách phòng ngừa nhiễm toan ceton ở người bệnh đái tháo đường

– Những người mắc bệnh đái tháo đường nên có máy đo đường huyết cá nhân để thường xuyên theo dõi.

– Ở người bệnh đái tháo đường type 1 cần phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, các chấn thương và cần nên uống thuốc cũng như việc tiêm insulin đủ liều lượng, đúng cách mỗi ngày

– Đối với những người có nguy cơ mắc đái tháo đường cũng cần nên kiểm tra đường huyết 2-3 lần/năm để kịp thời điều trị.

– Giảm muối trong mỗi bữa ăn để hạn chế nguy cơ mắc tăng huyết áp, đặc biệt ở người đã có sẵn đái tháo đường. Nếu người đái tháo đường bị cao huyết áp cũng cần phải được theo dõi thường xuyên tại nhà. Sử dụng máy đo huyết áp bap tay Omron để để tránh các biến chứng xảy ra ở người bệnh

– Ngoài ra, chúng ta cần tập cho mình thói quen ăn uống khoa học, vận động thể dục thể thao hàng ngày tránh nguy cơ thừa cân béo phì.

Hơn 80% bệnh nhân đái tháo đường đã được phát hiện nhiễm ceton , các bạn cũng nên đi khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp
Chúc các bạn mau khỏe