Giải đáp câu hỏi của bạn Lan như sau :
O’Sullivan-Mahan Máu toàn Somogy-Nelson (mg/dL[mmol/L]) | Nhóm dữ kiện ĐTĐ quốc gia Huyết tương-Tự phân tích (mg/dL[mmol/L]) | Carpenter-Coustan Huyết tương-Glucose Oxidase (mg/dL[mmol/L]) | |
Đói | 90 [5,0] | 105 [5,8] | 95 [5,3] |
1giờ | 165 [9,2] | 190 [10,6] | 180 [10,0] |
2giờ | 145 [8,1] | 165 [9,2] | 155 [8,6] |
3giờ | 125 [6,9] | 145 [8,1] | 140 [7,8] |
Test với 100g glucose thực hiện vào buổi sáng, nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ nhưng không quá 14 giờ, sau 3 ngày ăn không kiêng (≥150g carbohydrate/ngày), hoạt động thể lực bình thường, đối tượng ngồi nghỉ, không hút thuốc trong quá trình test.
Bệnh nhân có ≥ 2 trị số glucose huyết tương bằng hoặc cao hơn trị số quy định là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
* Sự phát triển của thai ở những người mẹ ĐTĐ nói chung:
Trên những bệnh nhân ĐTĐ rõ, thai có thể có những dị tật ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ, có khi phải đòi hỏi phẫu thật chỉnh hình. Tỷ lệ dị tật ở thai nhi có mẹ bị bệnh ĐTĐ là 6-12% so với 2% ở thai nhi có mẹ không mắc bệnh ĐTĐ, tỷ lệ dị tật càng cao khi ĐTĐ không được điều trị tốt, nhất là những tuần đầu của thai kỳ.
Siêu âm trong 1/2 thời gian đầu của thai kỳ có thể phát hiện thương tổn ống thần kinh, nhất là ở những trường hợp mẹ bị ĐTĐ không được điều trị tốt. Thời gian từ 18-22 tuần, siêu âm đã có thể phát hiện dị tật bẩm sinh ở tim và một số thương tổn khác.
Nhiều trường hợp mẹ ĐTĐ điều trị kém sẽ có thai quá phát triển do tăng tích chứa mỡ, gia tăng chiều dài, gia tăng tỷ lệ bụng/ đầu hoặc ngực/đầu, được giải thích: Glucose tăng ở mẹ gây glucose tăng ở con, làm tăng insulin ở con từ đó làm thai lớn. Định lượng C peptid (thể hiện sự tiết insulin nội sinh) huyết tương dây rốn hoặc dịch ối những trường hợp thai lớn thấy gia tăng rõ so với những trường hợp thai không lớn. Kiểm soát tốt glucose huyết những trường hợp mẹ ĐTĐ có thể ngăn ngừa thai lớn, tuy nhiên nếu đưa glucose huyết mẹ xuống quá thấp ( <110mg/dL sau ăn) sẽ làm cho thai kém phát triển có thể gây nhiều biến chứng tai hại khác cho thai.
Đa ối ( >1000, thường > 3000 ml) cũng là biểu hiện thường gặp, nhất là những trường hợp kiểm soát glucose kém. Đa ối thường đi liền với thai lớn, gây khó chịu và gây sinh non, đa ối càng nhiều khi glucose huyết của mẹ không được kiểm soát tốt, ngược lại đa ối hiếm gặp ở những trường hợp mẹ ĐTĐ được kiểm soát tốt. Điều trị bằng thuốc lợi tiểu, đa ối thường không cải thiện.
Thiếu khí cho thai có thể xảy ra khoảng 3 tháng cuối ở những trường hợp glucose ở mẹ và thai tăng cao.
Một số nguy cơ khác cho thai nhi có thể gặp do tăng insulin như: Hội chứng suy hô hấp, hạ glucose huyết, tăng bilirubin máu, hạ calci máu, kém ăn. Tuy nhiên các biểu hiện này thường chỉ gặp trong những ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ bình thường sau đó.
Mặc dù các nguy cơ khá nhiều nêu trên, hiện nay với sự chăm sóc tốt cho các bà mẹ ĐTĐ, tỷ lệ trẻ đạt cơ hội sống khỏe mạnh là 95% nếu trẻ cũng được chăm sóc tốt sau đó.
Xem thêm :
* Tác động của thai nghén lên bệnh tật và tử vong của mẹ:
Phụ nữ có biến chứng tim mạch và/hoặc ĐTĐ là nguy cơ lớn về bệnh tật và tử vong trong suốt quá trình mang thai. Chưa có bằng chứng thai nghén làm giảm tuổi thọ phụ nữ ĐTĐ. Phụ nữ ĐTĐ có thương tổn thận không được dùng thuốc ức chế men chuyển, những thuốc này làm giảm sự sản xuất nước tiểu ở thai.
Không có sự khác nhau về tỷ lệ, độ trầm trọng các biến chứng mắt, thận, thần kinh ở phụ nữ ĐTĐ mang thai hoặc không bao giờ mang thai. Tuy nhiên thương tổn mắt ở ĐTĐ hình như nặng thêm trong thai kỳ, và sau sinh thương tổn có giảm. Thương tổn tăng sinh mạch máu chưa được điều trị bằng tia laser trước lúc mang thai là nguy cơ lớn gây giảm thị lực, những trường hợp đã được điều trị laser trước lúc mang thai, thương tổn thường ổn định trong thai kỳ.
Nhiều biến chứng bệnh tật do ĐTĐ ở phụ nữ mang thai trở lại góp phần làm rối loạn thêm chuyển hoá từ đó tác động xấu lên sự kiểm soát glucose huyết. Trước đây khi chưa có máy đo glucose huyết tại nhà, tai biến hạ glucose huyết nặng đòi hỏi nhập viện gần 10% ở những sản phụ ĐTĐ phụ thuộc insulin. Tình trạng buồn nôn và nôn thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đòi hỏi giảm liều insulin để tránh tai biền hạ glucose huyết. Sau khi sinh, tác dụng kháng insulin của hPL biến mất do vậy giai đoạn này lại dễ gây hạ glucose máu. Sản phụ ĐTĐ phụ thuộc insulin những ngày đầu sau sinh thường chỉ cần liều nhỏ thậm chí không cần điều trị insulin.
Nhiễm toan ceton thường xảy ra vào 6 tháng sau của thai kỳ, đây là giai đoạn sự mang thai có tác động mạnh nhất lên ĐTĐ. Những trường hợp ĐTĐ mới phát hiện trong giai đoạn này thường dễ bị nhiễm toan ceton hơn do sản phụ khó nhận ra các nguyên nhân và phân biệt các triệu chứng. Nhiễm toan ceton là một nguy cơ gây tử vong cho mẹ cũng như tử vong chu sinh cho thai nhi, gần đây với những tiến bộ mới của Y học, các biến chứng này đã cải thiện nhiều so với trước đây.
Lời kết : Bạn Lan thân mến, bạn đã tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi " Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ " của mình chưa ạ. Nếu bạn hay bạn đọc nào còn chưa rõ có thể để lại comment phía bên duới nhé.
Chúc các mẹ mau khỏe
Từ khóa :
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường