Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì ?

Nguyễn Hà Đông - 40 tuổi - Hà Nội : Tôi đi khám bệnh ở một số bệnh viện thì họ bảo tôi bị đái tháo đường (tiểu đường) dạng không phụ thuộc insulin nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm. Vậy xin hỏi đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì ?

Có hai thể đái đường chính:


  • Thể đái đường phụ thuộc insulin.
  • Thể đái đường không phụ thuộc insulin.
Tiểu đường nên kiểm tra
Tiểu đường nên kiểm tra

Đái đường PHỤ THUỘC INSULIN chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và người dưới 30 tuổi do tuyến tụy bị tổn thương gây thiếu insulin. Loại đái đường phụ thuộc insulin chiếm khoảng 10% trường hợp đái đường.

Phần lớn bệnh nhân đái đường thuộc thể đái tháo đường không phụ thuộc insulin, THƯỜNG HAY GẶP Ở NGƯỜI trung niên trớ lên (đái tháo dường type 2). Béo phì là nguy cơ chính của bệnh đái đường không phụ thuộc insulin, nguy cơ này càng tăng lên theo thời gian và mức độ béo. Có đến 80% bện nhân mắc bện hnày là những người béo. Tỷ lệ này tăng gấp đôi ở những người béo vừa phải và tăng gấp 3 ở những người quá béo.

Chống béo thì là biện pháp đủ phòng có triển vọng nhất để dự phòng bệnh đái đường không phụ thuộc insulin. Chế độ ăn thực vật nhiều rau có liên quan đến hạ thấp tỉ lệ mắc tiểu đường.

Để xác định chắc chắn có mắc bệnh hay không cần dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
-  HbA1c ≥ 6,5%
-  Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
-  Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.
-  Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)

Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường nên được lập lại để xác định chẩn đoán, trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển.
Trường hợp vẫn nghi ngờ có đái tháo đường nên lập lại xét nghiệm 3 - 6 tháng sau.