Mối liên hệ giữa đái tháo đường và lao phổi

Hiện nay rất nhiều người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) phản ánh tằng đái tháo đường và lao phổi có sự liên quan mật thiết với nhau. Vậy tạo sao điều đó lại xảy ra, và điều đó có thực sự đúng cho mọi trường hợp, cách điều trị ra sao. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý gây tổn hại lớn đến sức khỏe và kinh tế, có tỷ lệ gia tăng trong những năm gần đây. Lao phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong số các bệnh nhiễm trùng. Lao phổi và đái tháo đường là hai bệnh đáng báo động một khi chúng kết hợp lại sẽ khiến việc điều trị gặp vô vàn những khó khăn do phải đồng thời kiểm soát cả lao lẫn đái tháo đường.


Xem thêm :



Theo thống kê cho thấy, số lượng mắc bệnh lao ở người bệnh tiểu đường nhiều hơn 2-5 lần so với bệnh nhân không bị tiểu đường. Đái tháo đường tác động làm thay đổi những biểu hiện lâm sàng và X-quang phổi của lao phổi. Do đó cần quan tâm đến bệnh lao phổi ở người đái tháo đường để có phương pháp điều trị tốt nhất.



Tại sao bệnh nhân đái tháo đường lại dễ mắc lao?



Bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc thêm cả bệnh lao do rối loạn chức năng bạch cầu đa nhân trung tính, giảm thực bào, giảm hoá hướng động, giảm số lượng tế bào lympho T CD4+, giảm khả năng tiêu diệt vi trùng, giảm sản xuất interleukin và TNF-alpha của monocyte. Ngoài ra, đái tháo đường làm dày lớp nội mạc và lớp màng đáy của phế nang giảm khả năng khuếch tán, dung lượng và độ đàn hồi của phổi; giảm khả năng phản ứng của phế quản do bệnh lý hệ thần kinh tự chủ bởi đái tháo đường. Vì vậy, đái tháo đường rất dễ kéo theo lao phổi.



Biểu hiện lâm sàng của lao phổi



Lao phổi và tiểu đường thường gặp ở độ tuổi trên 40, với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Tuổi càng cao bệnh càng tăng.

Hình ảnh chụp x-quang của người đái tháo đường bị lao phổi
Hình ảnh chụp x-quang của người đái tháo đường bị lao phổi

Giai đoạn đầu: Biểu hiện lâm sàng thường rất đa dạng, có khi triệu chứng rất nghèo nàn, thường là lao phổi ở người bệnh đái tháo đường type 2.


Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng xuất hiện rõ rệt: ho (93%), sốt (82%), đau ngực, thậm chí là ho ra máu và sút cân nhanh chóng. Ngoài ra, lao phổi còn biểu hiện ở các triệu chứng của bệnh tiểu đường như ăn uống nhiều, tiểu nhiều, sử dụng máy đo đường huyết SD Check cho kết quả theo chiều hướng xấu.



Gia đoạn cận lâm sàng:



- X-quang phổi: Bệnh nhân lao phổi và tiểu đường cho hình ảnh X-quang phổi tổn thương dạng đám mờ, hoặc tổn thương lan tỏa ngoại vi tập trung ở vùng dưới phổi.

– Phản ứng lao tố trong da: cần phải được làm sớm, tỷ lệ dương tính cao.
– Tìm BK/đàm: trong giai đoạn toàn phát, tỷ lệ 71% (BK+).
– PCR lao/đàm: tỷ lệ dương tính cao.
– Định lượng HbA1C


Gia đoạn chẩn đoán:



- Chẩn đoán xác định đái tháo đường theo tiêu chuẩn hiệp hội ADA

– Chẩn đoán xác định lao phổi: Dựa vào dấu hiệu lâm sàng; X-quang phổi, BK/đàm, phản ứng lao tố trong da.


Điều trị lao phổi và đái tháo đường


Điều trị đái tháo đường phải đúng lúc
Điều trị đái tháo đường phải đúng lúc
Nguyên tắc: Cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Kiểm soát tốt đường huyết, giữ ở mức cân bằng, ổn định. Và điều trị song song lao phổi và đái tháo đường.

Điều trị song song giữa thuốc kháng lao và thuốc hạ đường huyết một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả điều trị rất tốt, thậm chí có thể lành bệnh. Tuy nhiên để làm được điều đó, cần phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, kịp thời. Đến những nơi bán máy đo đường huyết uy tín để sắm cho bản thân thiết bị y tế kiểm soát đường huyết tuyệt vời.


Từ khóa tìm kiếm :

  • Đái tháo đường có bị lao phổi không?
  • Đái tháo đường liên quan gì đến lao phổi?
  • Lao phổi là do bị tiểu đường gây lên?