Bệnh đái tháo đường nên ăn gì ? Đái tháo đường nên kiêng gì?

Hỏi : Chào Bác Sĩ em là Mai ( Hà Đông , Hà Nội), em hiện 25 tuổi và em đang bị đái tháo đường Túyp 1, vì mới bị đái tháo đường nên không biết nên ăn gì và kiêng gì cho tốt cho sức khỏe của em . Vì em còn quá trẻ và còn chưa có gia đình nên rất mong Bác Sĩ tư vấn giúp em, Em cảm ơn.

Xem thêm :

Trả lời : Chào bạn Mai, tâm sự của bạn mình rất hiểu, mình cũng nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự như câu của bạn . Không để bạn chờ lâu nữa, mình xin trả lời thẳng vào câu hỏi của bạn như sau :

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì
Bệnh đái tháo đường nên ăn gì 

Như chúng ta đã biết bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Bệnh đái tháo đường kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác như ảnh hưởng tim mạch, thận, thần kinh, loãng xương, mắt mờ ….Nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

Người bệnh đái tháo đường nguyên nhân là do thiếu hoặc không có insulin dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu.Để ngăn ngừa các biến chứng này thì mục tiêu của chúng ta là hạ đường huyết. Điều này vốn không mấy khó khăn khi có sự trợ giúp của các loại thuốc đặc trị. Thế nhưng ít ai biết rằng, vấn đề ổn định đường huyết mới là điều quan trong nhất. Vì sao ?

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với người bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì?


1) Tinh bột – Gạo: Người bệnh đái tháo đường nên ăn gạo gì cho thích hợp ?

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn gạo mầm ? Nếu dùng gạo trắng thông thường sẽ làm tăng lượng trong máu người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn nửa chén mỗi ngày, chia làm nhiều bữa. Do hạn chế số lượng nên khiến cho người bệnh có cảm giác thèm cơm.

Trong gạo mầm có chất GABA thúc đẩy sự gia tăng hàm lượng hormone tăng trưởng trong huyết tương, làm tăng tác dụng của insulin giúp hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, ức chế sự thèm ăn. Ngoài ra hàm lượng gaba chứa trong gạo mầm cao gấp 6 lần so với gạo lức. Chính vì thế nên gạo mầm Vibigaba là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường nên ăn để giúp ổn định đường huyết trước và sau khi ăn. 

2) Đạm – Thịt bò:

Có nhiều thực phẩm cấu thành nên nhóm đạm như thịt, cá, gà, trứng, sữa… Theo khuyến cáo của một số nghiên cứu thì thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA). Chúng giúp tăng khả năng chuyển đổi đường huyết, ngoài ra nó còn có tác dụng chống ung thư. Chính vì vậy mà chúng rất tốt cho bữa ăn của người bệnh đái tháo đường

3) Loại trái cây gì nên được chọn trong thực đơn của người bệnh đái tháo đường để tốt cho sức khỏe

Người mắc bệnh đái tháo đường luôn lo ngại không biết nên ăn loại trái cây gì để không làm tăng đường huyết. Cửa hàng gaomam.com sẽ mách bạn một số loại trái cây mà người bệnh đái tháo đường có thể thưởng thức mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Thậm chí còn giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Các loại quả giàu chất xơ như : táo, lê, lựu, ki wi, mơ, dâu tây hay bơ. Nhiều người biết rằng bơ không chỉ giàu chất xơ, tốt cho cơ thể. Bơ còn là chất béo không bão hòa đơn. Ngoài ra bơ còn được hiệp hội tiểu đường của Mỹ (ADA) khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn cho người mắc bệnh tim mạch (một biến chứng của bệnh đái tháo đường). 
quả bơ
Quả bơ


4) Rau xanh:

Giúp cung cấp vitamin tốt cho mắt, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như không làm tăng lượng đường trong máu. Chúng tôi khuyến khích người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên ăn các loại rau xanh an toàn cho sức khỏe. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm có nhiều chất đường, béo

Ngày nay, cùng nhịp sống xã hội phát triển tiểu đường đã trở thành một trong bốn căn bệnh không lây nhiễm đặc trưng của thế kỷ 21 và bùng phát như một đại dịch toàn cầu. Mặc dù vậy, hiện tại vẫn chưa có một liệu pháp điều trị dứt điểm. Nhưng người bệnh vẫn có thể tự tin sống vui khỏe nếu biết chủ động thích nghi, chủ động tuân thủ liệu pháp điều trị.

5. Chất ngọt 

Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. 

Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Bệnh đái tháo đường không nên ăn gì?


-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.

-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. 

Lê tốt cho bệnh đái tháo đườngCác thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.

Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3

- 2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7

- trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9

Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu. 

Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này.

Thực phẩm người đái tháo đường nên tránh ?

 Đái tháo đường nên kiêng gì?
 Đái tháo đường nên kiêng gì?

- Không nên ăn thực phẩm chiên, xào,..

- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp...

- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

- Không ăn mặn

- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.

- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đường, hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn Mai biết được “ bệnh đái tháo đường nên ăn gì? , bệnh đái tháo đường nên kiêng gì và cần tránh gì? Một điều cũng quan trọng không kém đó là cần giữ tinh thần ổn định, vui vẻ để có thể “ đấu tranh” với căn bệnh này.

Chúc các bạn mau khỏe nhé.

Từ khóa tìm kiếm :

  • Bệnh đái tháo đường nên ăn gì?
  • Tiểu đường ăn món gì ?
  • Bệnh đái tháo đường kiếng ăn món gì?
  • Những món ăn cho người đái tháo đường