Bệnh đái tháo đường ở người già

Đái tháo đường ở người già là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, bệnh để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tần suất mắc bệnh đái tháo đường thường tăng theo tuổi và tuổi cao là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh. Người cao tuổi bị đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ...) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh đái tháo đường còn làm cho người cao tuổi bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã, gãy xương...



xem thêm :

Bệnh đái tháo đường ở người già
Bệnh đái tháo đường ở người già


Người cao tuổi dễ bị tăng đường huyết hơn là người trẻ do khả năng dung nạp glucose ở người cao tuổi giảm cùng với sự già hóa.

Bệnh đái tháo đường ở người già song hành với sự lão hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng các cơ quan rõ rệt hơn và với tốc độ nhanh hơn (đục thủy tinh thể, bệnh lý tim mạch, hạn chế chức năng thần kinh...).

Những người bị bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2-2,5 lần so với người khác.

Cách phòng tránh


Vận động, rèn luyện thể lực thường xuyên và ăn uống điều độ, được coi là giải pháp hữu hiệu. Định kỳ đi kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm đường máu là một việc làm cần thiết để sớm phát hiện bệnh, được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn điều chỉnh chế độ ăn và dùng thuốc hợp lý, bệnh sẽ ổn định, không tiến triển xấu.

Lời khuyên:



Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường máu là một việc làm cần thiết để sớm phát hiện bệnh đái tháo đường. Hãy luôn nhớ " sinh lão bệnh tử " đều là điều mà chúng ta không tránh được, đó là " thiên mệnh "

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

Từ khóa :
đái tháo đường ở người già
bệnh đái tháo đường ở người già
tiểu đường ở người già
bệnh tiểu đường ở người già
Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi